Skip links
Làm gì cho đúng khi con sợ hãi?

Làm gì cho đúng khi con sợ hãi?

Khi thấy đột nhiên một đứa trẻ khóc váng lên hoặc khép nép, run rẩy , trốn vào sau mẹ hoặc tìm chỗ ẩn nấp, ấy là khi con trẻ đang cảm thấy sợ hãi. Bố mẹ hoặc người lớn sẽ xử sự như thế nào? Ôm ấp, vỗ về, nắm tay, quát nạt hay thủ thỉ rằng tại con chuột làm cho bé sợ, hay mắng bé có thế mà rúm người lại … ,Mỗi cách ứng xử của người lớn khi bé sợ hãi sẽ hình thành mức độ can đảm khác nhau ở đòi thường. Để em bé trưởng thành ngay cả khi em thấy sợ, cha mẹ có thể suy nghĩ và làm theo các bước sau đây:

  1. Ai cũng sợ, càng bị dọa nạt, quát mắng sẽ càng sợ.
    Hãy tâm niệm rằng Sợ hãi là cảm xúc tự nhiên của con người. Cha mẹ cũng có nỗi sợ, con trẻ cũng vậy. Khi trở biểu hiện sợ hãi, đó là chuyện bình thường. Đe nẹt, dọa dẫm chỉ làm bé thêm sợ hãi. Chỉ có sự ấm áp mới làm xua đi nỗi sợ. Do vậy, cha mẹ có thể xoa dịu nỗi sợ cho con bằng hành động mà con yêu  thích như được ôm chặt, được nắm tay, được xoa lưng hoặc cho con uống chút nước lọc…
  2. Hiểu được đúng nguyên nhân sợ là nền tảng giảm bớt nỗi sợ
    Hãy trò chuyện cùng con. Đây là cách giúp con nói ra được điều gì khiến con sợ hãi. Hành động tác động vào nguyên nhân gây sợ làm cho nỗi sợ tiêu tan thực sự. Do vậy, sau khi dùng sự ấm áp của mình để xoa dịu sự sợ hãi của trẻ, cha mẹ tiếp tục duy trì sự bình tĩnh mới tái hình thành trong trẻ bằng cách ôn tồn đặt câu hỏi về nguyên nhân và chia sẻ hiểu biết của bạn về nguyên nhân của sợ hãi.
  3. Gợi ý để con biết cách xác định đúng nguyên nhân thực sự

Người hoảng sợ khi rơi xuống sông thì điều họ thực sự sợ là bị chết đuối. Nguyên nhân thực sự là không biết bơi.
Con nói sợ những quái vật dưới gầm giường, nhưng thực tế đang sợ bị ai đó làm hại mình. Nguyên nhân là do con không nhìn thấy dưới gầm giường có gì.
Hãy gợi ý trò chuyện tình cảm để giúp con hiểu và tìm đúng nguyên nhân gây ra nỗi sợ đó. Và có thể hành động cùng con để giải quyết vấn đề. Nếu con cần hoặc con chấp nhận sự tham gia của cha mẹ để giải quyết vấn đề.

  1. Sợ hãi cũng có ích

Biết sợ hãi thể hiện một tâm hồn nhạy cảm, biết lo lắng. Sợ ở mức vừa phải và biết cách tìm nguyên nhân gây sợ cũng là cách khiến  ta hành động đúng đắn, không hấp tấp vội vthíchàng.
Hãy vui mừng khi con trẻ có sự nhạy cảm đó và trò ngườichuyện nhiều với con về những gì có thể đạt được khi bình tĩnh tìm hiểu và xử lý nguyên nhân. Hãy hỏi những câu hỏi để khuyến khích con suy nghĩ về hành động mà con muốn áp dụng khi sợ xuất hiện như hét to  nguyên nhân “tôi không biết bơi”, “tôi bị chảy máu”… hoặc chạy đến nơi an toàn hơn…

  1. Tạo cho trẻ thói quen chia sẻ cảm xúc sợ của bản thân và tôn trọng cảm xúc sợ của người khác.

Thái độ quan tâm, sự lắng nghe,  sự tôn trọng và cung cấp các chỉ dẫn của bạn sẽ dạy cho trẻ cách xử lý đúng đắn nỗi sợ. Bằng cách tôn trọng cảm xúc sợ của trẻ, bằng cách ôn tồn, kiên nhẫn chỉ dẫn, giải thích, cung cấp thông tin đúng và bộc lộ tình yêu thương vô điều kiện. Trẻ tìm thấy sự an toàn nơi cha mẹ, thậm chí nhận thêm nhiều giá trị từ cha mẹ. Lúc đó trẻ tin cậy cha mẹ, coi cha mẹ là nơi an toàn để chia sẻ cảm xúc.
Khi con dám chia sẻ cảm xúc và thấy cảm xúc của mình được thấu hiểu và tôn trọng thì cha mẹ nhận được 5 lợi ích không gì sánh được sau đây:
Thứ nhất, đó là cơ hội để hướng dẫn cho con có suy nghĩ, lựa chọn và hành động đúng đắn. Cha mẹ hiểu con và con hiểu con cần xử lý nỗi sợ của mình như thế nào.
Thứ hai, con trẻ hiểu rằng luôn có sự an toàn trong chính gia đình.Con cảm thấy an toàn khi có người thân đồng hành.
Thứ ba, con tự tin xử lý tận gốc nguyên nhân nỗi sợ hãi vì đã có kiến thức được kiểm chứng tính đúng đắn.
Thứ tư, mối quan hệ cha mẹ và con là mối quan hệ gắn bó, tin tưởng và tôn trọng cảm xúc của nhau. Trẻ biết cách bày tỏ sự đồng cảm với người thân và tôn trọng cảm xúc của người thân.
Thứ năm, Cha mẹ thành công kết nối chặt chẽ với con. Trẻ biết rằng, cha mẹ là người đồng hành tâm lý, yêu thương và hiểu biết. Đó vậy, trẻ sẽ giữ gìn kết nối với cha mẹ, ngay cả khi trẻ đã trưởng thành.
Sợ hãi là một cảm xúc tự nhiên. Bộc lộ sự sợ hãi đó là điều bình thường. Mỗi lần con sợ hãi, hãy là người giúp cho con trưởng thành, chín chắn bằng cách dạy cho trẻ biết cách đối mặt với nguyên nhân gây ra. Do vậy, chỉ yêu thôi chưa đủ, cha mẹ hãy hiểu con, hiểu vấn đề làm con sợ hãi, có đủ kiến thức sâu sắc để giúp con nhận ra giải pháp và biết cách nâng đỡ, giáo dục con trưởng thành từ sự sợ hãi.

Để lại nhận xét

Chúng tôi sử dụng cookie để cung cấp trải nghiệm web tốt nhất có thể.
Khám phá
Kéo